Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : Nhấn vào hình xem tiếp

A. THẮP NẾN ĐỂ CÂN BẰNG TRẠNG THÁI ÂM DƯƠNG.

- Vì ánh sáng tượng trưng cho dương khí:

- * Khi nào âm thịnh (đám tang, cúng lễ), cần thắp sáng để cân bằng lại.

- * Khi cần thêm dương khí (lễ hội, tiệc mừng), thắp sáng sẽ làm người tham dự thấy vui hơn.

 

- Thời xưa, khi chưa có điện, người ta thắp sáng bằng dầu, nến.

- Ngày nay, có thể thắp sáng bằng đèn điện, đèn điện tử (đèn led).

- * Thắp dầu: /ct/chi-tiet/2242/Dầu cát tường, dầu lưu ly.html.

- * Thắp nến: /sp/danh-sach/20/v=0/Nến, đèn cầy.html.

- * Bật đèn điện tử: /sp/danh-sach/22/v=0/Đèn điện tử, đèn led.html.

 

- Ngọn lửa bập bùng của dầu, nến hoặc ngọn lửa đung đưa của đèn điện tử: trông vẫn sống động hơn ánh đèn điện, cho dù ánh đèn điện có nhấp nháy.

- Dầu là chất lỏng, tạo cảm giác không an toàn.

- Đèn điện tử thì không tỏa nhiệt, nên không tạo sự ấm áp.

- Do vậy, ngoài điện ra, thắp sáng bằng nến được ưa chuộng hơn cả.

 

B. Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG ÂM DƯƠNG.

1. Biểu tượng âm dương là hình tròn, không phải hình vuông.

- Vì hình tròn tượng trưng cho tính toàn vẹn, sự lặp lại.

 

2. Phần âm và phần dương cách biệt nhau bởi đường cong, không phải đường thẳng.

- Đường thẳng là cố định, đường cong có thể dịch chuyển:

- * Con người có lúc âm thịnh dương suy (khi ngủ, nghỉ ngơi, đau yếu), có lúc dương thịnh âm suy (khi thức, hoạt động, khỏe mạnh), không thể nào cố định tình trạng.

- * Xã hội cũng vậy, có lúc âm thịnh dương suy (nữ nhiều, nam ít), có lúc dương thịnh âm suy (nam nhiều, nữ ít).

- Nếu cùng nhiều hoặc cùng ít, thì cân bằng.

- Do vậy, không bao giờ âm thịnh dương thịnh, âm suy dương suy.

 

3. Trong phần âm có dương, trong phần dương có âm.

TÍNH ÂM

TÍNH DƯƠNG

 * Nữ giới.

 * Tuổi già.

 * Lời nói nhỏ nhẹ.

 * Tâm trạng buồn bã.

 * Sự yên lặng.

 * Nhạc buồn.

 * Đêm tối.

 * Tiết lạnh (mùa đông).

 * Nước lạnh.

 * Màu sẫm, tối: đen, xanh, tím.

 * Hoa héo.

 * Chất thải.

 * Mùi hôi.

 * Vị lạt, đắng.

 

 * Nam giới.

 * Tuổi trẻ.

 * Lời nói to mạnh.

 * Tâm trạng vui vẻ.

 * Sự náo nhiệt, âm thanh (tiếng chuông, tiếng ồn).

 * Nhạc vui.

 * Ánh sáng (từ mặt trời, dầu, nến, điện).

 * Tiết nóng (mùa hè).

 * Nước nóng.

 * Màu tươi, sáng: trắng, đỏ, vàng, hồng.

 * Hoa tươi.

 * Thức ăn.

 * Mùi thơm từ tinh dầu, nến ...

 * Vị ngọt, chua, cay.

 * Tinh dầu từ gia vị (tiêu, ớt, gừng), hoa lá hạt ...

 

- Âm thịnh thì dương suy:

- * Người không vận động sẽ dễ sinh bệnh tật.

- * Cần hoạt động (tăng dương khí), để kích thích trí não, thân thể.

- Dương thịnh thì âm suy:

- * Người hoạt động liên tục hoặc nhiều quá sẽ mỏi mệt.

- * Cần ngủ nghỉ (giảm dương khí), để phục hồi sức khỏe.

- * Xã hội nam nhiều nữ ít thì dễ xảy ra xung đột, bạo lực, chiến tranh (tranh giành quyền lực, đất đai, phụ nữ).

- * Cần cân bằng giới tính nam nữ, để xã hội ổn định, phát triển.

 

C. CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?

C. KHI NÀO CẦN ÂM, KHI NÀO CẦN DƯƠNG?

- Qui luật âm dương hiện hữu một cách tự nhiên trong xã hội, trong ngôi nhà ở, ngay trong cơ thể.

- Và chúng ta tự điều chỉnh để cân bằng, mà đôi khi không nhận ra.

- Không phải âm lúc nào cũng xấu, hay dương lúc nào cũng tốt, mà tùy trường hợp vận dụng, để cơ thể điều hòa → con người khỏe mạnh → ngôi nhà hạnh phúc → xã hội bình an.


1. Tại sao người ta thờ cúng?

- Ngôi nhà là thế giới dương, nơi người sống ở. Ban thờ tượng trưng thế giới âm.

- Thờ cúng người đã khuất, ông bà tổ tiên, giúp người lớn răn dạy con cháu, và bản thân cũng sống tốt hơn.

- Như vậy, việc thờ cúng ngoài ý nghĩa tưởng nhớ, biết ơn, còn có tác dụng cân bằng âm dương cho ngôi nhà.

- Bên cạnh chế tài của luật pháp, nhờ niềm tin tôn giáo, mà người ta hành xử đúng đắn hơn, bớt tham sân si (thì bớt gieo đau khổ cả cho bản thân, lẫn cho người khác).

- Lạm dụng (mê tín, cực đoan) thì sẽ gây hại cho cuộc sống con người (âm thịnh thì dương suy).

- Vì vậy, nên chừng mực.

- Làm sao biết đến đâu là chừng mực?

- Nếu bản thân không biết được điểm dừng, thì khi nào người xung quanh phản đối, là mình biết đã làm quá.

- Nến cúng: /sp/danh-sach/1386/v=0/Nến ly, nến cốc.html.

 

2a. Trong cung cấm xưa, nữ nhiều nam ít (âm thịnh dương suy):

Người xưa đàn hát, ca múa, để giải tỏa tâm trạng u uất (dùng âm thanh để khắc chế âm khí).

 

2b. Công xưởng đông nhân viên nam (dương thịnh âm suy) hay xung đột.

2b. Gia đình đông con trai, cháu trai (nhiều dương khí) thường tranh giành, đánh nhau:

Khuyến khích tập luyện thể thao (vận động nhiều sẽ mệt, giảm dương khí, bớt xung đột), còn tăng tính đoàn kết.

 

3a. Trẻ em (nhiều dương khí).

Hướng trẻ vận động, học tập, nhằm tiêu hao năng lượng, trẻ sẽ bớt quậy phá.

Vì trẻ rất hiếu động, cần tránh xa nguồn nhiệt (điện, nến, bếp ...), để đảm bảo an toàn.

 

3b. Người già (dương khí giảm).

Hay bôi dầu/xức dầu, uống nước ấm, mặc ấm, nhằm giữ ấm cơ thể (dùng cái nóng để tăng dương khí).

Ưa thắp đèn, nến: vừa tạo sự ấm áp, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh.

Nến cúng: /sp/danh-sach/1386/v=0/Nến ly, nến cốc.html.

 

4a. Mùa đông lạnh (dương khí bị giảm):

Thắp sáng để giữ ấm, làm tăng dương khí, bảo vệ sức khỏe.

Nến: /sp/danh-sach/20/v=0/Nến, đèn cầy.html.

 

4b. Mùa nắng nóng (dương khí tăng nhiều), dễ hỏa hoạn, cháy rừng:

Làm giảm dương khí xuống, bằng cách hạn chế đốt cỏ đốt rác, cẩn thận củi lửa.

 

5a. Ban ngày, khi thức (dương khí tăng).

Cần ánh sáng, để làm việc hiệu quả hơn.

 

5b. Ban đêm, khi ngủ (dương khí giảm).

Cần yên tĩnh, tối.

Vì âm thanh, ánh sáng sẽ làm cơ thể tiếp tục hoạt động, không nghỉ ngơi được.

Ánh sáng còn làm cơ thể bất an, do lo sợ chập điện, hỏa hoạn.

Vì vậy, hãy tắt nến khi không có người giám sát, tắt các thiết bị điện không cần thiết, để đảm bảo an toàn.

 

6. Phòng thờ, nhà thờ, chùa, đền miếu: nhiều âm khí, do đặt ban thờ.

Không ngủ ở nơi đặt ban thờ, để tránh âm khí xâm nhập làm giảm dương khí thêm nữa, có hại cho sức khỏe.

Tường sơn màu sáng, để có dương khí, giữ tốt cho sức khỏe của người trong nhà, người tu hành.

Thắp sáng bằng nến (kiểu cổ điển) hoặc đèn điện (kiểu hiện đại), đánh mõ gõ chuông (tạo âm thanh), trưng hoa tươi: nhằm tăng dương khí, bảo vệ sức khỏe của người trong nhà, người tu hành.

Hoa héo (mất sinh khí) sẽ làm tăng thêm âm khí: Thấy hoa héo rồi, là phải bỏ, thay hoa tươi vào.

Nến cúng: /sp/danh-sach/1386/v=0/Nến ly, nến cốc.html.

 

7. Nhà cao cửa rộng, trống trải, nhiều gió lùa (ít dương khí):

Nhằm tăng dương khí, bảo vệ sức khỏe của người trong nhà, hãy giữ ngôi nhà sáng và ấm bằng cách:

- * Bằng ánh nắng tự nhiên (khi thiết kế xây nhà).

- * Bằng đèn điện (khi bố trí nội thất).

- * Bằng nến hoặc đèn điện tử (nếu thích, hoặc khi 2 biện pháp trước không thực hiện được):

- * Nến: /sp/danh-sach/1386/v=0/Nến ly, nến cốc.html.

- * Đèn điện tử: /sp/danh-sach/22/v=0/Đèn điện tử.html.

- * Trưng bày, trang trí hoa tươi.

- * Treo chuông gió.

 

8. Nhà vắng người lâu ngày (thiếu dương khí, khiến âm khí tăng lên).

Phủ vải trắng che vật dụng, vừa tránh bụi bám lên đồ dùng, vừa giảm âm khí cho ngôi nhà.

 

9. Nhà mới xây, nặng mùi sơn mới, và chưa có hơi người (thiếu sinh khí).

8. Phòng có mùi hôi: mùi thuốc lá, mùi khét, mùi toilet ... (thiếu dương khí):

Tăng dương khí bằng cách thắp nến thơm, xông tinh dầu, để khử mùi, giảm căng thẳng.

Vì người ta dễ bị stress khi ngửi thấy mùi hôi.

Tinh dầu xông: /sp/danh-sach/1074/v=0/Tinh dầu xông.html.

 

10. Đám tang (nhiều âm khí):

Chơi nhạc, thắp sáng bằng điện và nến, trưng hoa tươi, nhằm xua âm khí, bảo vệ sức khỏe của người nhà, người tham dự.

Thắp nến còn có tác dụng khử mùi, giảm căng thẳng. Vì người ta dễ bị stress khi ngửi thấy mùi hôi.

Nến cúng: /sp/danh-sach/1386/v=0/Nến ly, nến cốc.html.

 

11. Lễ tiệc, sinh nhật, đám cưới (cần thêm dương khí):

Chơi nhạc vui (nhạc buồn sẽ làm mất hưng phấn), thắp sáng bằng điện, nến, đèn điện tử, trưng hoa tươi, để thêm dương khí, giúp bữa ăn ngon hơn, cuộc vui vui hơn.

Vì vậy, âm thanh và ánh sáng (nhạc, nến, hoa) luôn cần có trong các cuộc vui.

Nến sinh nhật: /sp/danh-sach/1373/v=0/Nến sinh nhật.html.

Nến cưới: /sp/danh-sach/1372/v=0/Nến cưới.html.

Trang phục của các chú hề luôn sáng màu và sặc sỡ, nhằm tăng dương khí cho bữa tiệc, thu hút người khác lại gần.

Nếu mặc trang phục màu tối, hoặc trang điểm màu tối, vẻ mặt u sầu (nhiều âm khí): sẽ khiến người khác e ngại, lánh xa, vì âm khí toát ra sẽ làm giảm dương khí của cuộc vui.

Do vậy, trang phục và thái độ thích hợp, luôn được mọi người hoan nghênh.

 

12. Thi đấu thể thao (cần rất nhiều dương khí):

Tăng hưng phấn cho vận động viên (tăng dương khí), giúp thi đấu tốt hơn, bằng cách:

* Cổ vũ bằng âm thanh: vỗ tay, reo hò, ca hát, đánh trống.

* Cổ vũ bằng thị giác: mặc đồng phục, sơn vẽ lên người, nhảy múa.

 

13. Tâm trạng buồn (dương khí giảm, âm khí tăng):

Đọc sách, chơi thể thao, nghe nhạc vui, thắp sáng bằng đèn điện và nến, ngắm hoa tươi, để giải tỏa tâm trạng u uất (dùng sự vận động, âm thanh, ánh sáng, vẻ đẹp của hoa để tăng dương khí, giảm âm khí trong người).

Nếu đang buồn (dương khí bị giảm), mà ngồi trong phòng tối, yên lặng một mình (âm khí tăng lên), sẽ dẫn đến trầm cảm, có thể tự tử.

 

14a. Người già, người yếu bệnh, người bị lạnh rét (ít dương khí):

Bôi dầu/xức dầu, cho uống nước ấm, mặc ấm, nhằm giữ ấm cơ thể (dùng cái nóng để tăng dương khí).

Không ăn kem, không uống nước lạnh: Cái lạnh sẽ làm người thấy rét hơn (đang cần tăng, thì lại làm giảm dương khí, là mất cân bằng).

 

14b. Người bị sốt (nhiều dương khí):

Chăm sóc nhẹ nhàng, đắp khăn lạnh lên trán làm mát (dùng sự nhỏ nhẹ và cái lạnh để giảm dương khí).

Không bôi dầu/xức dầu: Dầu tính nóng, sẽ làm người đang sốt càng thấy khó chịu hơn (đang cần giảm, thì lại làm tăng dương khí, là mất cân bằng).


15. Người đang nóng giận (nhiều dương khí):

Nói năng nhỏ nhẹ, mời uống nước mát lạnh, để làm nguôi giận (dùng sự nhỏ nhẹ và cái lạnh để làm giảm dương khí).

Nếu nói lớn tiếng, sẽ làm tăng thêm dương khí, khiến người đang giận sẽ càng nóng giận hơn.

 

16a. Ăn đồ nóng (nhiều dương khí):

Uống nước nóng sẽ càng cảm thấy nóng, thêm khó chịu (đang cần giảm, thì lại làm tăng dương khí, là mất cân bằng).

Hãy uống nước mát, để hạ hỏa (dùng sự mát lạnh để giảm dương khí).

Lưu ý: Khi đang ăn nóng, mà uống nước lạnh quá, dễ làm hư răng.

 

16b. Đồ ăn vị lạnh, như thịt vịt (tính hàn, ít dương khí):

Nên ăn với gừng, để giữ ấm bụng (dùng vị nóng làm tăng dương khí).

 

17a. Khi đói, mặt sẽ xanh xao (thiếu dương khí).

Hãy ăn uống liền, thức ăn sẽ tạo năng lượng, nạp dương khí cho cơ thể.

Nếu cố nhịn, sẽ tụt huyết áp, đột quị.


17b. Khi nhịn bài tiết, mặt cũng xanh xao (chất thải tích tụ trong người làm âm khí tăng).

Cần bài tiết, để giảm âm khí trong cơ thể.

Nếu cố nhịn, cơ thể sẽ bị nhiễm độc từ chất thải, gây bệnh.

 

18a. Khi mệt, mặt cũng xanh xao (giảm dương khí).

Cần nghỉ ngơi, để cơ thể phục hồi dương khí.

Nếu cố làm tiếp, sẽ tụt huyết áp, đột quị.

 

18b. Khi ăn no, mặt sẽ hồng hào (nhiều dương khí).

Nếu tập luyện thể thao hoặc làm việc nặng lúc này, dương khí sẽ càng tăng thêm nữa, làm cơ thể mỏi mệt.

Vì vậy, sau khi ăn xong, cần nghỉ ngơi, nhằm giảm dương khí, cho cơ thể điều hòa cân bằng.

 

Khi hiểu được qui luật, chúng ta sẽ làm cuộc sống dễ chịu, hạnh phúc hơn.

/sp/danh-sach/1709/v=0/Thuyết âm dương.html.


DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)

Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm.

Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g).

- Thứ Bảy Chủ nhật: nghỉ.


Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

414 Hòa Hảo, P.5, Q.10, Tp.HCM.

Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):

09.333.08.647 (Zalo, Viber)

Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!