Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : Nhấn vào hình xem tiếp

- Để hiểu rõ, xin đọc phần A ngay sau đây.

- Xem kết luận: xin kéo xuống phần B bên dưới.

 

A. CÁC LOẠI SÁP THƯỜNG DÙNG:

8

LOẠI

SÁP

THƯỜNG

DÙNG

SÁP GEL TRONG

SÁP RAU CÂU

SÁP SƯƠNG SA

(GEL WAX)

 

BƠ

THỰC VẬT

 

(BUTTER)

 

SÁP CỌ

MỀM

 

(PALM

WAX)

SÁP

ĐẬU NÀNH

 

(SOY

WAX)

SÁP

PARAFFIN

BÁN

TINH LUYỆN

(SEMI)

SÁP

PARAFFIN

TINH LUYỆN

HOÀN TOÀN

(FULLY)

SÁP DẺO

(SÁP

PARAFFIN

DẺO)

 

SÁP ONG

HẠT

TINH LUYỆN

(REFINED

BEESWAX)

CÔNG

DỤNG

- Chỉ đổ ly cốc thủy tinh.

- Không đổ khuôn (vì dính khuôn, lấy ra vỡ sáp).

- Đổ tealight, ly cốc.

- Không đổ khuôn (vì dính khuôn, lấy ra vỡ sáp).

- Đổ tealight, ly cốc.

- Không đổ khuôn (vì dính khuôn, lấy ra vỡ sáp).

- Đổ tealight, ly cốc.

- Cần đổ khuôn: pha thêm chút sáp ong (5 − 10%).

- Đổ tealight, ly cốc.

- Không đổ khuôn (vì sáp bở, lấy ra vỡ sáp).

- Bôi trơn, giảm ma sát cho máy móc.

- Đổ khuôn lấy ra.

- Bôi trơn, giảm ma sát cho máy móc.

- Đánh bóng đồ dùng.

- Chuốt sợi chỉ để không bị toe ra khi dệt may.

- Trám lỗ sâu mọt trên thân cây.

- Chống thấm nước cho tường, trần nhà.

- Đổ khuôn lấy ra.

- Làm nến điêu khắc.

- Làm các mô hình mẫu để đúc khuôn.

- Làm phụ gia cầm mùi cho nến thơm (5 − 10%).

- Pha vào bơ, để làm đông bơ.

- Pha vào sáp paraffin:

để giảm bớt lỗ mọt do không khí còn trong sáp,

tăng độ cứng và độ dẻo của sáp,

làm màu của sáp trở nên đục hơn như màu sữa.

- Làm nến điêu khắc.

- Làm các mô hình mẫu để đúc khuôn.

NGUỒN

GỐC

Từ dầu paraffin

(paraffin oil) +

bột nhựa/cao su

(thermoplastic

rubber)

Từ thực vật:

dầu cọ

(palm oil)

Từ

thực vật:

cây cọ

(palm)

Từ

thực vật:

hạt

đậu nành

(soy bean)

Từ dầu mỏ

Từ dầu mỏ

Từ

sáp

paraffin

(paraffin

wax)

Từ tổ ong

sau khi

lấy hết mật

HÌNH

THỨC

nhũ tương

nhũ tương

khối mềm

20 kg

 

miếng nhỏ

tấm

≈ 5 kg

tấm

≈ 5 kg

tấm

≈ 5 kg

hạt, viên

ɸ ≈ 5 mm

ĐÓNG GÓI

(TRỌNG

LƯỢNG

TỊNH)

tùy ý

15

kg/thùng

20

kg/thùng

25

kg/bao

25

kg/thùng

25

kg/thùng

25

kg/thùng

25

kg/bao

MÀU SẮC

trong suốt

vàng

trắng sữa

trắng ngà

trắng

trắng

trắng

trắng ngà

MÙI

không mùi

mùi bơ

không mùi

mùi đậu nành

không mùi

không mùi

không mùi

không mùi

NHIỆT ĐỘ

NÓNG

CHẢY

≈ 55 độ C

≈ 40 độ C

rất thấp

≈ 45 độ C

thấp

≈ 50 độ C

≈ 55 độ C

≈ 60 độ C

 

65 độ C

khá cao

75 độ C

cao

ƯU

ĐIỂM

Sáp gel trong:

- Ít tốn màu, khi làm nến màu.

- Sáp không co lại.

→ Chỉ cần rót 1 lần là bề mặt sáp đã phẳng.

- Sáp trong suốt.

→ Ánh nến lung linh hơn.

:

- Khác với các loại sáp, chỉ duy nhất bơ là thực phẩm ăn được.

→ Thắp bơ là tốt nhất.

- Giá rẻ.

- Nhiệt độ nóng chảy rất thấp.

→ Dễ sử dụng nhất:

1. Thả phao vào bơ để thắp, thay cho thắp dầu.

2. Cắm dây tim/bấc (đã kẹp đế) vào bơ để thắp trực tiếp,

không cần đun nấu như các loại sáp khác.

→ Dùng dây tim/bấc cỡ nhỏ.

- Bơ không co lại.

→ Bề mặt bơ rất phẳng.

- Màu vàng tự nhiên.

→ Không cần pha thêm màu.

- Thơm mùi bơ tự nhiên.

→ Không cần pha thêm mùi.

Sáp cọ mềm:

- Có thể pha chung với các loại sáp khác, trừ sáp gel.

- Màu trắng sữa rất đẹp.

- Nhiệt độ nóng chảy khá thấp.

→ Dùng dây tim/bấc cỡ nhỏ.

- Sáp ít co lại.

→ Bề mặt sáp khá phẳng.

Sáp đậu nành:

- Có thể pha chung với các loại sáp khác, trừ sáp gel.

- Sáp ít co lại.

→ Bề mặt sáp khá phẳng.

Sáp paraffin bán tinh luyện:

- Có thể pha chung với các loại sáp khác, trừ sáp gel.

- Giá rẻ hơn sáp paraffin fully, khoảng 1 − 2 nghìn đồng/kg.

Sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn:

- Có thể pha chung với các loại sáp khác, trừ sáp gel.

- Cứng chắc và khô ráo hơn sáp paraffin semi.

→ Cây nến ít bị cong, khi thời tiết nóng.

- Sáp co lại nhiều.

→ Dễ lấy ra khỏi khuôn.

Sáp paraffin dẻo (sáp dẻo):

- Có thể pha chung với các loại sáp khác, trừ sáp gel.

- Rất dẻo, không dính tay.

→ Thích hợp làm nến điêu khắc.

→ Dùng chế tạo các mô hình mẫu để đúc,

do ít tạo ra mảnh vỡ khi đục, khắc lạnh.

Sáp ong hạt (sáp ong tinh luyện):

- Có thể pha chung với các loại sáp khác, trừ sáp gel.

- Có thể dùng thay thế cho phụ gia Vybar, sáp vi tinh thể (microwax).

- Cứng và dẻo, không dính tay.

→ Thích hợp làm nến điêu khắc,

hoặc dùng chế tạo các mô hình mẫu để đúc,

do ít tạo ra mảnh vỡ khi đục, khắc lạnh.

NHƯỢC

ĐIỂM

Sáp gel trong:

- Không thể pha chung với sáp nào khác (vì sẽ bị đục).

- Không giữ được định hình.

→ Cần đựng trong ly cốc,

và dây tim/bấc phải cứng (tim sáp).

- Để lâu, sáp gel bị rỉ dầu,

và dây tim/bấc bị nghiêng ngả.

- Giữ mùi kém.

→ Không phù hợp làm nến thơm.

- Khi thắp, thường gây khói.

- Khi thắp gần hết, ngọn lửa thường phựt lớn, dễ gây nứt vỡ thủy tinh.

→ Không thắp đến hết sáp gel.

Tắt trước khi gần hết sáp gel.

:

- Không giữ được định hình.

→ Cần đựng trong ly cốc,

và dây tim/bấc phải cứng (tim sáp).

- Nhiệt độ nóng chảy rất thấp.

→ Sáp rất mềm. Khi thời tiết nóng, sáp sẽ nhanh chảy lỏng.

Tăng độ cứng của bơ, bằng cách pha thêm sáp cọ (30 − 50%) hoặc sáp ong (3 − 5%).

Pha bơ với sáp ong sẽ mịn đẹp nhất.

Pha bơ với các sáp khác sẽ bị nổi hột trắng xấu.

- Màu vàng tự nhiên.

→ Không pha màu khác vào được.

- Thơm mùi bơ tự nhiên.

→ Chỉ có thể pha thêm mùi bơ hoặc mùi vani.

Các mùi khác: không phù hợp với bơ.

Sáp cọ mềm:

- Không giữ được định hình.

→ Cần đựng trong ly cốc,

và dây tim/bấc phải cứng (tim giấy, tim sáp).

- Nhiệt độ nóng chảy khá thấp.

→ Khi thời tiết nóng, sáp sẽ bị mềm, giống như đổ mồ hôi.

- Khi pha màu, sẽ tốn màu nhiều hơn các loại sáp khác.

Sáp đậu nành:

- Giá đắt nhất, cao hơn các loại sáp khác từ 3 − 5 lần.

- Khi pha màu, sẽ tốn màu nhiều hơn các loại sáp khác.

Sáp paraffin bán tinh luyện:

- Bở, nhớt dầu, cầm trơn trợt.

→ Thích hợp làm nến tealight (vì giá rẻ).

- Sáp co lại nhiều.

→ Phải rót bù sáp vài lần, để bề mặt sáp được phẳng.

Sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn:

- Giá đắt hơn sáp paraffin semi, khoảng 1 − 2 nghìn đồng/kg.

- Sáp co lại nhiều.

→ Phải rót bù sáp vài lần, để bề mặt sáp được phẳng.

 

Sáp ong hạt (sáp ong tinh luyện):

- Rất khó cháy.

- Giá cao hơn các loại sáp khác từ 2 − 4 lần.

→ Thường dùng như phụ gia thêm vào sáp,

để giảm bớt lỗ mọt do không khí còn trong sáp,

tăng độ cứng và độ dẻo của sáp,

làm màu của sáp trở nên đục hơn như màu sữa.


B. CHỌN SÁP NÀO LÀM NẾN?

1. Sáp được nhiều ngành công nghiệp sử dụng là sáp paraffin.

2. Trang trí bên trong sáp (không thắp): dùng sáp gel trong (sáp rau câu, sáp sương sa).

 

3. Làm nến thơm tự nhiên:

3. - Dùng bơ: màu vàng, thơm mùi bơ.

3. - Dùng sáp đậu nành: màu trắng, thơm mùi đậu nành.

3. Muốn pha màu và mùi hương theo ý thích: dùng các sáp khác.

3. Trừ sáp gel trong (sáp rau câu): Giữ mùi kém, pha mùi vào sẽ gây đục sáp gel.

 

4. Làm cứng sáp: pha chút sáp ong (pha nhiều khó cháy).

4. Trừ sáp gel trong (sáp rau câu): Không thể pha với sáp khác, vì sẽ gây đục sáp gel.

 

5. Làm nến thắp: không dùng 100% sáp ong, vì sáp ong rất khó cháy.

5. Sáp ong nguyên chất: vì rất cứng, nên rất khó cháy. Để sáp ong cháy được:

5. * Dùng dây tim/bấc to, hoặc

5. * Pha thêm sáp khác mềm hơn.

5. * Tỉ lệ pha thêm càng nhiều, sáp ong càng dễ cháy hơn.

5. Đổ tealight: pha thêm bơ (thơm mùi bơ), sáp đậu nành (thơm mùi đậu nành), sáp cọ mềm (không mùi), sáp paraffin (không mùi).

5. Đổ ly cốc: pha thêm bơ (thơm mùi bơ), sáp đậu nành (thơm mùi đậu nành), sáp cọ mềm (không mùi).

5. Đổ khuôn lấy ra: pha thêm sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

5. Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

5. → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

 

6. Đổ tealight:

- Dùng sáp nào cũng được (trừ sáp gel trong, sáp ong).

- Đổ trực tiếp vào vỏ tealight: bơ, sáp đậu nành, sáp cọ mềm.

- Đổ khuôn: sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

 

- Không dùng sáp gel trong (sáp rau câu) đổ tealight, vì:

- Khi thắp gần hết sáp gel, ngọn lửa phựt lớn làm quéo vỏ tealight, dễ gây cháy đồ vật xung quanh (rất nguy hiểm).

 

- Nếu dùng sáp ong đổ tealight, do sáp ong cứng rất khó cháy, để sáp ong cháy được, dùng dây tim/bấc to, hoặc pha thêm sáp khác mềm hơn:

- : từ thực vật (dầu cọ), màu vàng, thơm mùi bơ tự nhiên.

- Khó pha màu, mùi khác vào.

- Sáp đậu nành: từ thực vật (hạt đậu nành), màu trắng, thơm mùi đậu nành tự nhiên.

- Dễ dàng pha màu (làm nến màu).

- Nếu pha thêm mùi khác, cần chọn mùi hợp với đậu nành.

- Sáp cọ mềm: từ thực vật (cây cọ), màu trắng, không mùi.

- Dễ dàng pha màu, mùi (làm nến màu, nến thơm).

- Sáp paraffin: từ dầu mỏ, màu trắng, không mùi.

- Dễ dàng pha màu, mùi (làm nến màu, nến thơm).

 

7. Đổ ly cốc hũ:

- Dùng sáp nào cũng được (trừ sáp ong rất khó cháy).

 

- Sáp gel trong (sáp rau câu, sáp sương sa):

-sáp gel nấu từ dầu paraffin và bột nhựa/cao su (thermoplastic rubber), nên khi thắp, sẽ gây khói nhiều hơn các loại sáp khác.

- Để lâu, sẽ bị rỉ dầu trên bề mặt sáp gel, và dây tim/bấc sẽ bị nghiêng ngả.

- Sáp gel giữ mùi kém, khiến mùi nhanh bay hơi.

- → Không phù hợp làm nến thơm.

- Khi thắp gần hết sáp gel, ngọn lửa thường phựt lớn, gây nguy hiểm cho xung quanh, và làm nứt vỡ thủy tinh.

- → Không thắp đến hết sáp gel. Tắt trước khi gần hết sáp gel.

 

- Sáp paraffin: từ dầu mỏ, màu trắng, không mùi.

- Dễ dàng pha màu, mùi (làm nến màu, nến thơm).

- Do sáp paraffin co ngót nhiều sau khi nguội, không bám dính ly cốc, nên không đẹp bằng sáp thực vật (bơ, sáp đậu nành, sáp cọ mềm).

 

- : từ thực vật (dầu cọ), màu vàng, thơm mùi bơ tự nhiên.

- Khó pha màu, mùi khác vào.

- Sáp đậu nành: từ thực vật (hạt đậu nành), màu trắng, thơm mùi đậu nành tự nhiên.

- Dễ dàng pha màu (làm nến màu).

- Nếu pha thêm mùi khác, cần chọn mùi hợp với đậu nành.

- Sáp cọ mềm: từ thực vật (cây cọ), màu trắng, không mùi.

- Dễ dàng pha màu, mùi (làm nến màu, nến thơm).

 

- Sáp ong:

- Nếu dùng sáp ong đổ ly cốc, do sáp ong cứng rất khó cháy, để sáp ong cháy được:

- * Dùng dây tim/bấc to, hoặc

- * Pha thêm sáp khác mềm hơn: bơ, sáp đậu nành, sáp cọ mềm.

- * Tỉ lệ pha thêm càng nhiều, sáp ong càng dễ cháy hơn.

 

8. Đổ khuôn lấy ra:

- Khuôn dễ lấy ra: dùng sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

 

- Khuôn khó lấy ra (sâu, nhiều chi tiết nhỏ), làm mô hình mẫu để đúc khuôn, làm nến điêu khắc: dùng sáp paraffin dẻo, sáp ong.

- Nếu dùng sáp ong đổ khuôn, do sáp ong cứng rất khó cháy, để sáp ong cháy được:

- * Dùng dây tim/bấc to, hoặc

- * Pha thêm sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

 

9. Nếu làm cho nhà mình, dùng bơ là tốt nhất (vì chỉ có bơ là thực phẩm ăn được).

9. Nếu làm để bán, xin hãy hỏi khách hàng muốn loại nào (vì mỗi người mỗi ý).

 

Xem bảng giá sáp tại /sp/danh-sach/902/v=0/Các loại sáp.html.


DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)

Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm

Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g)

- Thứ Bảy Chủ nhật: nghỉ


Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

414 Hòa Hảo, P.5, Q.10, Tp.HCM

Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):

09.333.08.647 (Zalo, Viber)

Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!