Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : Nhấn vào hình xem tiếp

A. CÁC LOẠI NẾN THƯỜNG DÙNG:

1. Cúng lễ:

- Nến cây, nến đũa:

- Truyền thống.

- Cần chân đế giữ kẻo ngã.

- Nến ly cốc:

- Hiện đại, sạch sẽ mặt bàn.

- Có thể thắp ngoài trời, bằng cách đổ sáp thấp xuống.

- Nến tealight:

- Cúng sao.

- Có thể thắp ngoài trời, bằng cách dùng dây tim/bấc to, và cần chân đế giữ (kẻo gió mạnh thổi bay nến).

- Đèn bơ, nến bơ:

- Dễ làm nhất, vì có thể thắp bơ trực tiếp, mà không cần đun nấu như các loại sáp khác.

- Tốt nhất, vì chỉ có bơ là thực phẩm ăn được.


2. Sinh nhật: nến số, nến chữ, nến hình.

3. Xông tinh dầu: nến tealight.

 

4. Trang trí tiệc:

- Nến cây: cần chân đế cắm giữ kẻo ngã.

- Nến tealight: có thể xếp hình, chữ theo ý thích.

- Nến ly cốc: sạch sẽ mặt bàn.

- Nến thả nước: lãng mạn.

- Nến votive (để thả ly cốc): tiết kiệm (tận dụng ly cốc có sẵn thả nến vào thắp).

- Nến trụ: sang trọng.

 

4. Làm quà tặng:

- Nến ly cốc hũ (sáp đậu nành, sáp cọ mềm): nến thơm, nến nhiều lớp màu.

- Nến trụ: nến thơm, nến nhiều lớp màu.

- Nến điêu khắc.

 

B. PHÂN LOẠI NẾN: có thể chia 4 nhóm là Nến tealight, Nến ly cốc hũ, Nến bơ, Nến đổ khuôn lấy ra.

1. NẾN TEALIGHT:

/ct/chi-tiet/3433/Làm nến tealight, chọn sáp nào?.html.


2. NẾN LY CỐC HŨ:

/ct/chi-tiet/3435/Làm nến đổ ly cốc hũ, chọn sáp nào?.html.


3. NẾN BƠ:

a) Cách làm:

Cách 1: Nếu ly hũ thủy tinh to rộng, thả phao vào bơ để thắp, thay cho thắp dầu

Cách 1: /ct/chi-tiet/3419/Thả phao vào bơ.html.

Cách 2: Nếu dùng vỏ tealight hoặc ly cốc thủy tinh thấp nhỏ, cắm tim/bấc (đã kẹp đế) vào bơ để thắp, giống như thắp nến, mà không cần đun nấu

Cách 2: /ct/chi-tiet/3421/Cắm tim/bấc đã kẹp đế vào bơ.html.

Cách 3: Làm bơ đông lại cho dễ vận chuyển, để bán

Cách 3: /sp/danh-sach/1601/v=0/Cách nấu đèn bơ, nến bơ.html.

 

b) Ưu điểm:

- Có thể thắp bơ trực tiếp, mà không cần đun nấu như các loại sáp khác, nên dễ sử dụng nhất.

- Thắp bơ là tốt nhất, vì chỉ có bơ là thực phẩm ăn được.


3. NẾN ĐỔ KHUÔN LẤY RA:

/ct/chi-tiet/3436/Làm nến đổ khuôn lấy ra, chọn sáp nào?.html.

 

3.1. Nến cây, nến đũa:

a) Loại sáp:

- Dùng sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

- Giảm co cong cho nến cây: thêm phụ gia stearic acid (10 – 20%).

- Làm sáp bóng láng (giảm lỗ mọt trên thân sáp), chống chảy nhểu giọt (sáp chảy co cụm lại): thêm phụ gia AC6 (1 – 5%).

 

b) Nhược điểm:

- Các loại nến khác có thể làm thủ công, nhưng nến cây, nến đũa thường dùng máy cơ khí để sản xuất.

- Vì vậy, cần diện tích và chi phí đầu tư nhiều hơn.

- Cây nến dễ cong, do thời tiết nóng.

- Kém an toàn: dễ ngã cây nến (cần chân đế giữ khi thắp).

- Nhểu sáp gây lãng phí.

- Thời gian thắp ngắn.

 

3.2. Nến sinh nhật: nến số, nến chữ, nến hình.

- Dùng sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

- Chống chảy nhểu giọt (sáp chảy co cụm lại): thêm phụ gia AC6 (1 – 5%).

- Khuôn hình khó lấy ra (sâu, nhiều chi tiết nhỏ): pha thêm sáp paraffin dẻo.

 

3.3. Nến nổi, nến thả nước:

a) Loại sáp:

- Dùng sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

- Chống chảy nhểu giọt (sáp chảy co cụm lại): thêm phụ gia AC6 (1 – 5%).

 

b) Nhược điểm:

- Để thả vào ly nước, nến cần có kích thước nhỏ, nên thời gian thắp khá ngắn (≈ 2 – 4 giờ).

 

3.4. Nến votive (để thả ly cốc):

a) Loại sáp:

- Dùng sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

 

b) Ưu điểm:

- Tận dụng ly cốc có sẵn thả nến vào thắp.

c) Nhược điểm:

- Nếu không đựng trong ly cốc, sẽ chảy nhểu sáp ra ngoài.

 

3.5. Nến trụ:

a) Loại sáp:

- Dùng sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

- Giảm co cong cho nến trụ: thêm phụ gia stearic acid (10 – 20%).

- Làm sáp bóng láng (giảm lỗ mọt trên thân sáp), chống chảy nhểu giọt (sáp chảy co cụm lại): thêm phụ gia AC6 (1 – 5%).

 

b) Ưu điểm:

- Thời gian thắp lâu nhất, do không bị giới hạn về kích thước.

c) Nhược điểm:

- Nếu không đựng trong ly hũ, có thể chảy nhểu sáp ra ngoài.

 

3.6. Nến điêu khắc:

a) Loại sáp:

- Dùng sáp paraffin dẻo hoặc sáp ong, để tránh sứt mẻ các chi tiết nhỏ khi điêu khắc.

- Nếu dùng sáp ong, vì sáp ong cứng rất khó cháy: dùng dây tim/bấc to.

- Không dùng phụ gia stearic acid hay AC6, vì sẽ làm giảm độ dẻo của sáp.

 

b) Nhược điểm:

- Khó làm nhất, vì cần khéo tay. Do vậy, giá đắt nhất.

- Thường để trưng bày hoặc làm quà tặng, ít khi thắp.

 

C. CHỌN NẾN NÀO ĐỂ LÀM?

- Tùy thuộc sự kiện, chọn nến phù hợp.

- Nếu làm cho nhà mình, dùng bơ là tốt nhất (vì chỉ có bơ là thực phẩm ăn được).

- Nếu làm để bán, xin hãy hỏi khách hàng muốn loại nào (vì mỗi người mỗi ý), và điều kiện của mình.

 

Xem bảng giá sáp tại /sp/danh-sach/902/v=0/Các loại sáp.html.


DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)

Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm

Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g)

- Thứ Bảy Chủ nhật: nghỉ


Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

414 Hòa Hảo, P.5, Q.10, Tp.HCM

Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):

09.333.08.647 (Zalo, Viber)

Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!