Cửa hàng làm việc với phương châm: Thành công của Quý khách là Hạnh phúc của chúng tôi.
Vậy, mong Quý khách đọc qua, trước khi bắt đầu làm nến nhé.
SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI LÀM NẾN:
1. Thử tim/bấc, nhưng không thắp đến hết sáp nến, mà chỉ thắp nửa chừng rồi tắt.
- Đây là sai lầm thường gặp nhất.
- Khi mới thắp nến, ngọn lửa thường lớn. Khi sáp chảy lỏng hoàn toàn, màu, mùi hương ... (nếu có), do không phải là chất cháy như sáp, sẽ tích tụ lại, có thể khiến ngọn lửa nhỏ xuống, nến cháy yếu rồi tắt.
- Hãy đặt mình ở vị trí người mua sản phẩm hoặc người được tặng, sẽ thắp hết nến, chứ không thắp nửa chừng rồi tắt, để thử sản phẩm cho trọn vẹn.
- Nếu có trục trặc không như ý (ngọn lửa lớn quá hoặc nhỏ quá), việc khắc phục sẽ rất vất vả và tốn thời gian, vì phải làm lại từ đầu, mới có thể thay tim/bấc khác.
- Vậy nên, hãy thắp thử đến hết sáp nến. Vừa ý rồi, mới làm nến số lượng nhiều.
- Mỗi lần thay đổi bất cứ gì (thời tiết, công thức sáp ...), cần thắp thử lại, để điều chỉnh tim/bấc cho phù hợp.
2. Chưa tìm hiểu kỹ đã bắt tay vào làm.
- Để đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm chi phí và công sức, Quý khách cần đọc hiểu những hướng dẫn (có đăng trên trang web), trước khi bắt đầu làm.
- Cửa hàng không tư vấn hay dạy tại chỗ, không thể trả lời ngoài nội dung trên trang web.
- Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, cửa hàng xin không lặp lại thông tin trên trang web, Quý khách vui lòng xem kỹ trước khi gọi.
- Mong Quý khách thông cảm! Trân trọng cảm ơn!
- Quý khách có thể tự tìm hiểu thêm, hoặc tìm nơi dạy thực hành trên Internet, bằng cách gõ từ tìm kiếm trên Google.
3. Nhầm lẫn giữa "sáp" và "nến".
- Sáp (wax), bạch lạp (sáp trắng): chỉ nguyên liệu.
- Nến/đèn cầy (candles): chỉ thành phẩm, gồm sáp + tim/bấc.
- Như vậy, sáp + tim/bấc = nến.
4. Làm nến rất khó?
- Nếu để thắp sáng, thì rất dễ làm.
- Nếu để làm quà tặng hoặc trang trí ..., thì cần thêm công phu.
5. Làm nến rất nguy hiểm?
- Nếu không tìm hiểu trước khi làm, thì nguy hiểm.
- Như không biết nấu ăn, mà vẫn cứ nấu, thì có thể gây cháy.
- Nếu không giám sát trong khi làm, thì nguy hiểm.
- Như đang nấu ăn, mà bỏ đi làm việc khác, thì có thể gây cháy.
- Nếu không cẩn thận trong khi làm, thì nguy hiểm.
- Như đang nấu ăn, mà bất cẩn củi lửa, thì có thể gây cháy.
6. Thắp nến có hại cho sức khỏe?
- So với khói nhang, khói thuốc lá, khói động cơ xe ..., thắp nến không ảnh hưởng đến sức khỏe, trừ khi:
- * Thắp nến trong phòng kín (gây thiếu oxy, khó thở).
- * Những người dễ bị dị ứng.
- * Nến nhiều khói.
- Những trường hợp nến có khói: /ct/chi-tiet/1939/Tại sao nến có khói?.html.
7. Có thể pha trộn các loại sáp với nhau được không?
- Tùy loại sáp, mà có thể được hoặc không:
- * Sáp gel trong (sáp rau câu, sáp sương sa): không pha chung với sáp khác, vì sẽ gây đục sáp gel.
- * Các loại sáp đục (sáp paraffin thường, sáp paraffin dẻo, sáp ong, sáp cọ, sáp đậu nành): đều có thể pha chung với nhau, nhằm thay đổi tính chất của sáp.
- * Muốn sáp paraffin thường trở nên dẻo hơn: pha thêm sáp paraffin dẻo hoặc sáp ong.
- * Tỉ lệ pha càng nhiều, sẽ càng dẻo.
- * Sáp ong: làm đông các loại sáp bị mềm như bơ, sáp cọ.
8. Có thể pha dầu hoặc sáp với nước được không?
- Không thể pha dầu hoặc sáp với nước:
- Dầu và sáp đều không tan trong nước, nên sẽ tách ra; và vì dầu và sáp đều nhẹ hơn nước, nên dầu và sáp luôn nổi trên mặt nước.
- Nhờ vậy, khi dầu chẳng may bị rò rỉ ra biển, người ta có thể gom vớt dầu.
- Tạo hóa tự nhiên tuyệt vời ở chỗ: Nếu đảo ngược lại, dầu mà tan được trong nước, thì sẽ không có sự sống trên Trái đất.
- Cũng vì dầu nhẹ hơn nước, nên khi dập lửa cháy do dầu, tuyệt đối không tạt nước vào, để tránh làm dầu nổi lên trên mặt nước, và tiếp tục cháy loang ra theo dòng nước.
- Sáp kỵ nước:
- Khi đun chảy lỏng sáp, không để nước rơi vào sáp; như khi đang chiên đồ ăn, không để nước rơi vào dầu ăn, sẽ bắn tung tóe lên.
- Nếu đang đun mà có tiếng kêu tí tách, thì có thể do có nước lẫn trong sáp.
9. Sáp làm nến nổi, nến thả nước là loại sáp đặc biệt nào khác?
- Chỉ là sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp co tách, nên dễ lấy ra khỏi khuôn), và dùng khuôn dẹp (chiều cao nhỏ hơn nhiều so với chiều rộng, để nến không bị lật khi thả vào nước).
- * Ở nhiệt độ thường, tỉ trọng của sáp so với nước là khoảng 0,88.
- * Nghĩa là: Với cùng một thể tích, sáp nhẹ hơn nước.
- * Vì vậy, tất cả sáp đều nổi trên mặt nước.
- * Để không bị lật khi thả vào nước (do lệch trọng tâm), chiều cao của nến phải nhỏ hơn đường kính (ɸ) của nến, giống kiểu dĩa bay, bông hoa nở ...
- * Như vậy, khi thả nến cây, nến trụ vào nước, do bị lệch trọng tâm, nến sẽ lật ngang, giống như khúc cây thả trên nước sẽ không thể đứng được.
- * Do sáp không tan trong nước, nên khi thắp nến, không lo bị nước thấm vào hay làm tan sáp.
10. Màu thực phẩm có pha vào sáp nến được không?
- Không được nhé.
- Ngay tên gọi "màu thực phẩm" đã nói lên công dụng của màu đó là "chỉ dùng cho thực phẩm" (tan trong nước).
- Màu dùng cho sáp nến là màu tan trong dầu hoặc sáp lỏng (sáp đã đun chảy lỏng):
- * Sáp không tan trong nước, vậy nên không thể dùng màu thực phẩm (là màu chỉ tan trong nước) mà pha cho sáp.
- * Giả dụ nếu màu tan trong nước mà dùng được cho sáp, thì khi thả nến vào nước, màu từ sáp sẽ hòa tan ra vào nước hết còn gì.
- * Màu dùng cho sáp nến là hóa chất công nghiệp: không ăn, không pha vào sáp bôi lên người.
DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)
Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm
Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):
- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g)
- Thứ Bảy và Chủ nhật: nghỉ
Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):
414 Hòa Hảo, P.5, Q.10, Tp.HCM
Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):
09.333.08.647 (Zalo, Viber)
Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!