Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : Nhấn vào hình xem tiếp

A. LÀM NẾN ĐỔ KHUÔN LẤY RA: CHỌN SÁP NÀO?

1. Loại sáp:

a) Khuôn dễ lấy ra: dùng sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60).

- Bảng giá: /ct/chi-tiet/2524/Sáp paraffin.html.

- Nếu cảm thấy khó lấy ra, thử làm lạnh khuôn (xem phần B dưới đây).

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- → Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

 

b) Khuôn khó lấy ra (sâu, nhiều chi tiết nhỏ): dùng sáp paraffin dẻo hoặc sáp ong.

- Sáp dẻo (paraffin dẻo): /ct/chi-tiet/3061/Sáp dẻo.html.

- Sáp ong tinh luyện (dạng hạt viên): /ct/chi-tiet/2579/Sáp ong.html.

- Sáp paraffin dẻo: cứng hơn, dẻo hơn sáp ong tinh luyện.

- Nếu muốn sáp tự nhiên, dùng sáp ong.

- Nếu dùng sáp ong đổ khuôn lấy ra, vì sáp ong rất khó cháy: dùng tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều tim/bấc (nếu nến to rộng).

- So với sáp paraffin thường: sáp dẻo (paraffin dẻo) và sáp ong, do dẻo, hơi dính, nên sẽ khó lấy ra khỏi khuôn hơn.

- Nếu khó lấy ra, thử làm lạnh khuôn (xem phần B dưới đây).


2. Phụ gia:

- Giảm cong cho nến cây, nến trụ: thêm phụ gia stearic acid (khoảng 10 – 20%).

- /ct/chi-tiet/1840/Stearic acid.html.

- Nếu sử dụng nhiều stearic acid:

- * Bề mặt sáp sẽ sần sùi, không còn láng mịn.

- * Màu của sáp sẽ không đồng nhất.

- * Sáp bị mất độ dẻo.

 

- Làm sáp cứng và bóng láng (giảm lỗ mọt, bọt khí trên thân sáp), chống chảy nhểu giọt (sáp chảy co cụm lại): thêm phụ gia AC6 (khoảng 1 – 5%).

- /ct/chi-tiet/2080/Phụ gia AC6.html.

- Nếu sử dụng nhiều phụ gia AC6: sáp sẽ khó cháy.

- Nếu sáp khó cháy: dùng tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều tim/bấc (nếu nến to rộng).


3. Nến điêu khắc:

- Dùng sáp paraffin dẻo hoặc sáp ong, để tránh sứt mẻ các chi tiết nhỏ khi điêu khắc.

- Sáp dẻo (paraffin dẻo): /ct/chi-tiet/3061/Sáp dẻo.html.

- Sáp ong tinh luyện (dạng hạt viên): /ct/chi-tiet/2579/Sáp ong.html.

- Sáp paraffin dẻo: cứng hơn, dẻo hơn sáp ong tinh luyện.

- Nếu muốn sáp tự nhiên, dùng sáp ong.

- Nếu dùng sáp ong, vì sáp ong rất khó cháy: dùng tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều tim/bấc (nếu nến to rộng).

 

- So với sáp paraffin thường: sáp dẻo (paraffin dẻo) và sáp ong, do dẻo, hơi dính, nên sẽ khó lấy ra khỏi khuôn hơn.

- Nếu khó lấy ra, thử làm lạnh khuôn (xem phần B dưới đây).

- Không dùng phụ gia AC6 và stearic acid, vì sẽ làm giảm độ dẻo của sáp.


4. Sáp cọ hoặc sáp đậu nành có đổ khuôn lấy ra được không?

- Các loại sáp mềm và dính tay như bơ, sáp cọ mềm, sáp đậu nành, sáp gel trong (sáp thạch, sáp rau câu, sáp sương sa), hoặc bở như sáp paraffin 55: đều không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

- Sáp cọ bột/vẩy: khô hơn, muốn đổ khuôn lấy ra thì pha thêm sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (khoảng 20 − 40%), hoặc sáp ong (khoảng 5 − 10%).

- Nếu khuôn khó lấy ra, tăng tỉ lệ lên, để hỗn hợp sáp được cứng hơn nữa.

- Sáp ong là sáp tự nhiên, cứng hơn sáp paraffin.

- Nếu sáp cứng quá khó cháy: dùng tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều tim/bấc (nếu nến to rộng).

- Nếu khó lấy ra, thử làm lạnh khuôn (xem phần B dưới đây).


5. Đun sáp theo thứ tự nào?

- Giống như nấu ăn: "cứng đun trước, mềm đun sau".

- Đun sáp có độ nóng chảy cao trước, tan chảy lỏng rồi mới bỏ sáp có độ nóng chảy thấp vào.

- Nếu đun tất cả sáp cùng lúc, khi sáp độ nóng chảy cao mà tan chảy ra, thì sáp độ nóng chảy thấp đã khét rồi.

 

- Thứ tự độ nóng chảy từ cao xuống thấp:

- Phụ gia AC6: khoảng 100 độ C.

- Sáp ong: khoảng 75 độ C.

- Sáp dẻo (sáp paraffin dẻo): khoảng 75 độ C.

- Sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60): khoảng 60 độ C.

- Phụ gia stearic acid: khoảng 55 độ C.

- Sáp cọ bột/vẩy: khoảng 50 độ C.

- Sáp đậu nành: khoảng 50 độ C.

 

6. Có cần khuấy sáp?

- Khuấy cho hỗn hợp sáp tan đều nhau.

- Khi hâm lại sáp hoặc trước khi rót sáp, cần khuấy nhẹ, kẻo một số thành phần trong hỗn hợp sáp nặng hơn sẽ lắng xuống đáy nồi.

- Khuấy sáp nhẹ tay thôi, để tránh không khí từ ngoài đi vào nồi sáp, khi nguội sẽ nổi nhiều bọt bong bóng khí bên trong sáp.

- Khác với làm bánh bông lan: muốn bánh tơi xốp thì phải khuấy mạnh tay.

- Trường hợp cần tạo hình sáp tơi xốp: khuấy nhiều lần và mạnh tay.

 

B. NẾU SÁP DÍNH KHUÔN, KHÓ LẤY RA, HÃY THỬ LÀM LẠNH KHUÔN.

Bước 1: Gói khuôn vào bịch nilon.

Bước 1: Mục đích: Giữ sạch tủ lạnh, khuôn và sáp.

Bước 2: Bỏ vào ngăn đá tủ lạnh hoặc xô đá lạnh.

Bước 2: Mục đích: Lạnh sẽ làm sáp co lại, dễ tách khuôn hơn.

Bước 3: Sau khoảng 10 15 phút, lấy ra ngoài.

Bước 3: Lưu ý: Nếu để lạnh lâu, sáp sẽ bị rạn nứt.


DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)

Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm

Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g)

- Thứ Bảy Chủ nhật: nghỉ

* Nghỉ lễ từ ngày 30/4. Mở cửa lại: ngày 5/5


Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

414 Hòa Hảo, P.8, Q.10, Tp.HCM

Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):

09.333.08.647 (Zalo, Viber)

Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!