TẠI SAO ĐÈN NẾN BƠ BỊ NỔI ĐỐM TRẮNG?
1. Do dùng sáp không hợp với bơ
2. Do tỉ lệ sáp ong nhiều
3. Do sáp ong chưa tan hết, đã pha bơ vào
LÀM ĐÈN BƠ, NẾN BƠ:
- Bơ nguyên chất sẽ không tự đông lại. Bơ pha với sáp mới đông lại được
- Có 2 cách để làm đông bơ: bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hoặc pha với sáp cọ vẩy
- Muốn bơ đông lại dễ vận chuyển, pha thêm sáp cọ vẩy
- Sáp cọ vẩy: /ct/chi-tiet/3454/Sáp cọ vẩy.html (sáp cọ vẩy xay nhuyễn thì thành sáp cọ bột)
- Muốn nến bơ không bị xì dầu bơ lên, pha thêm sáp ong
- Sáp ong (là sáp thực vật): /ct/chi-tiet/2579/Sáp ong.html
- Các sáp khác pha vào bơ không phù hợp:
- Sáp paraffin (gốc dầu mỏ): pha vào bơ sẽ nổi đốm trắng to và nhiều
- Sáp cọ mềm (gốc thực vật): pha vào bơ sẽ nổi đốm trắng nhỏ và ít hơn
- Công thức làm nến bơ đông lại
- (sau khi nguội, nến sẽ khô nứt, rút lõm xuống, cần rót bù lần nữa, để bề mặt nến được phẳng mịn):
- nguyên thùng 15 kg bơ + 5 kg sáp cọ vẩy (+ 1 kg sáp ong, nếu thắp liền thì khỏi sáp ong)
- hoặc: 5 kg bơ + 1,5 kg sáp cọ vẩy (+ 300 gr sáp ong, nếu thắp liền thì khỏi sáp ong)
- làm ít thắp liền: 1 kg bơ + 300 gr sáp cọ vẩy
- Mục đích pha sáp cọ vẩy và sáp ong vào bơ:
- Sáp cọ vẩy: làm đông bơ
- Sáp cọ vẩy hợp với bơ, pha vào không bị nổi đốm trắng như các sáp khác
- Sáp ong: giúp không bị xì dầu bơ lên trên
- Tuy nhiên, dùng nhiều sáp ong sẽ làm nến khô cứng, khó cháy
- Nếu thắp liền thì khỏi sáp ong cũng được, sáp cọ vẩy làm đông bơ rồi
- Tùy vùng và thời tiết khác nhau, để gia giảm lượng sáp cọ vẩy:
- Miền bắc lúc lạnh, chỉ cần ít sáp cọ vẩy đã đông bơ rồi
- Miền nam nóng quá, cần sáp cọ vẩy nhiều hơn để làm đông bơ
A. CÁCH NẤU ĐÈN BƠ, NẾN BƠ (thắp liền, không cần sáp ong):
- Sáp cọ vẩy (nhiệt độ nóng chảy khoảng 50 độ C) và bơ (khoảng 40 độ C) đều nhanh tan, đun cùng lúc được
- Đun lửa nhỏ, khuấy nhẹ, đến khi sáp cọ vẩy và bơ chảy lỏng, thì tắt bếp
Lưu ý:
- Nếu đun lửa lớn: sẽ làm cháy sáp, rất nguy hiểm. Vì vậy, đun lửa nhỏ thôi
- Khuấy sáp nhẹ tay, để tránh không khí vào sáp tạo bọt, khi nguội sẽ nổi đốm bọt khí trắng
- Hỗn hợp vừa tan thì tắt bếp. Đun lâu sẽ khiến mùi hương tự nhiên trong bơ bay hơi, làm nến bớt thơm
- Muốn thêm mùi hương để làm nến thơm hơn: Sau khi tắt bếp, mới bỏ mùi vào, để hạn chế mùi bay hơi do sáp nóng
B. CÁCH NẤU ĐÈN BƠ, NẾN BƠ (có sáp ong, sẽ không bị xì dầu bơ lên):
- Sáp ong cứng nhất (nhiệt độ nóng chảy khoảng 75 độ C), nên phải đun sáp ong trước, rồi tới sáp cọ vẩy (khoảng 50 độ C) và bơ (khoảng 40 độ C)
- Nhìn vào công thức, cũng đoán biết loại nào cứng nhất (cần đun trước), loại nào mềm nhất (đun sau cùng)
- Giống như nấu ăn: cứng đun trước, mềm đun sau
- Đun sáp có độ nóng chảy cao trước, tan chảy lỏng rồi mới bỏ sáp có độ nóng chảy thấp vào.
- Nếu đun tất cả sáp cùng lúc, khi sáp ong (độ nóng chảy cao) mà tan chảy ra, thì bơ (độ nóng chảy thấp) đã khét rồi.
- Đun lửa nhỏ, đến khi sáp ong chảy lỏng, thì bỏ sáp cọ vẩy và bơ vào khuấy nhẹ, rồi tắt bếp
Lưu ý:
- Nếu đun lửa lớn: sẽ làm cháy sáp, rất nguy hiểm. Vì vậy, đun lửa nhỏ thôi
- Khuấy sáp nhẹ tay, để tránh không khí vào sáp tạo bọt, khi nguội sẽ nổi đốm bọt khí trắng
- Hỗn hợp vừa tan thì tắt bếp. Đun lâu sẽ khiến mùi hương tự nhiên trong bơ bay hơi, làm nến bớt thơm
- Muốn thêm mùi hương để làm nến thơm hơn: Sau khi tắt bếp, mới bỏ mùi vào, để hạn chế mùi bay hơi do sáp nóng
DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)
Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm
Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):
- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g)
- Thứ Bảy và Chủ nhật: nghỉ
Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):
414 Hòa Hảo, P.5, Q.10, Tp.HCM
Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):
09.333.08.647 (Zalo, Viber)
Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!